lớp dưới 10 học viên, giáo viên giỏi tận tâm. Bảo đảm học sinh tiến bộ sau 1 tháng học thêm

Được tạo bởi Blogger.
RSS

Tự cảm


I> Từ thông riêng của 1 mạch kín:
- Giả sử có một mạch kín C, trong đó có dòng điện cường độ i. Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra  một từ thông Φ qua C được gọi là từ thông riêng của mạch. Rõ ràng, từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ do i gây ra , nghĩa là tir lệ với i. Ta có thể viết:

  •  Φ = Li 

L là một hệ số, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín C gọi là độ tự cảm của C. Trong công thức i tính ra ampe (A), Φ tính ra veebe (Wb), khi đó độ tự cảm L tính ra henry (H).
Ví dụ có một ống dây điện chiều dài l, tiết diện S, gồm tất cả N vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ i chạy gây ra từ trường đều trong lòng ống dây đó. Cảm ứng từ B trong lòng ống dây cho bởi: 

  • B = 4π10-7 i

- Dễ dàng tính được từ thông riêng của ống dây đó và suy ra độ tự cảm ( viết trong hệ đơn vị SI)

  • L =  4π10-7 iS.    

- Công thức này áp dụng đối với một ống dây điện hình trụ có chiều dài l khá lớn so với đường kính tiết diện S. Ống dây có độ tự cảm L đáng kể, được gọi là ống dây tự cảm hay cuộn cảm.



II> Hiện tượng tự cảm:
- Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong 1 mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của CĐDĐ trong mạch.



III> Suất điện động tự cảm:
- Khi có hiện tượng xảy ra trong 1 mạch điện thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch được gọi là suất điện động tự cảm.

etc = - L .  Δ i / Δ t

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét