I> THUYẾT ĐIỆN LI:
- Trong dung dịch, các axit, bazơ và muối bị phân li thành ion: Anion mang
điện âm là gốc axit hoặc nhóm (OH),
còn cation mang điện dương là ion kim loại, ion H+ hoặc 1 số nhóm nguyên tử khác.
II> BẢN CHẤT DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT
ĐIỆN PHÂN:
- Dòng điện
trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo
2 chiều ngược nhau.
III> CÁC HIỆN TƯỢNG DIỄN RA Ở ĐIỆN
CỰC HIỆN TƯỢNG DƯƠNG CỰC TAN:
- Hiện tượng
dương cực tan xảy ra khi các anion
đi tới anôt kéo các ion kim loại của
điện cực vào trong dung dịch.
IV> CÁC ĐỊNH LUẬT FA-RA-ĐÂY:
- Vì dòng điện trong chất điện phân tải điện lượng cùng với vật
chất (theo nghĩa hẹp) nên khối lượng chất đi điện cực:
·
Tỉ lệ thuận với điện
lượng chạy qua bình điện phân
·
Tỉ lệ thuận với khối lượng của ion (hay khối lượng mol nguyên tử A của nguyên tố tạo nên ion ấy)
·
Tỉ lệ nghịch với điện
tích của ion (hay hoá trị n của nguyên tố tạo ra ion ấy)
Định luật Fa-ra-đây thứ
nhất
- Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện
phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó
m = kq
- k gọi là đương lượng điện hoá của chất được
giải phóng ở điện cực.
Định luật Fa-ra-đây thứ
hai
- Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng
gam A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ
là 1/F, trong đó F gọi là số Fa-ra-đây
k = 1/F . A/n
- Thí nghiệm cho thấy, nếu I tính bằng ampe, t tính bằng giây thì:
F = 96 494 C/mol
- Kết hợp hai định luật Fa-ra-đây, ta được công thức Fa-ra-đây
m = 1/F . A/n.It
- m là lượng chất được giải phóng ở điện cực, tính bằng gam.
- Khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực khi điện phân cho bởi công thức:
m = 1/ 96 500 . A/n.It
V> ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG ĐIỆN
PHÂN:
- Hiện tượng
điện phân được áp dụng trong các công nghệ luyện kim, hóa chất, mạ điện,…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét