I> SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT, ĐIỆN TÍCH. TƯƠNG TÁC ĐIỆN:
1. Sự nhiễm điện của các vật:
- Ta đã biết, khi cọ xát những vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa, mảnh polietilen,... vào dạ hoặc lụa,... thì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông,...Ta nói rằng những vật đó đã bị nhiễm điện.
- Ngày nay, người ta vẫn dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không.
2. Điện tích. Điện tích điểm:
- Vật bị nhiễm điện được gọi là vật mang điện hay còn gọi là vật tích điện, một điện tích. Điện là một thuộc tính và cũng là số đo độ lớn của thuộc tính đó. Giống như khối lượng là số đo mức quán tính của 1 vật.
- Điện tích điểm là 1 vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
3. Tương tác điện. Hai loại điện tích:
- Chúng ta ai cũng đã chơi trò nam châm hút và đẩy nhau. Việc nó hút hay đẩy nhau thì đó được là sự tương tác điện.
- Có 2 loại điện tích. Điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
- Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau.
- Các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.
Chú ý: Khái niệm điện tích âm, dương trong Vật lí học khác với khái niệm số âm, dương trong Toán học. Chẳng hạn như số âm luôn nhỏ hơn dương, nhưng ngược lại không thể nói điện tích âm nhỏ hơn điện tích dương được.
II> ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI:
1. Định luật Cu-lông:
- Lực hút hay đẩy giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó. Có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- F : lực (N).
- r : khoảng cách (m).
- q1q2: điện tích cu-lông (C).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét